Câu chuyện lịch sử
Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng hoàn toàn cả nước thống nhất.
Nhà in Lý Tự Trọng Khu 8 trực thuộc Ban Tuyên huấn Khu 8. cấp Khu giải thể năm 1976. Tỉnh Mỹ Tho từ thị trấn Cai Lậy tuần tự tiếp quản các cơ quan cấp Khu 8 sau thời Ban quân quản, vì thành phố Mỹ Tho là thủ phủ của Khu 8.
Nhà in Huỳnh Văn Sâm trực thuộc Ban Tuyên huấn tỉnh Mỹ Tho về tiếp thu cơ sở vật chất và cán bộ nhân viên của Nhà in Lý Tự Trọng, cả hai nhà In này được thành lập từ năm 1959 và năm 1960 tại khu rừng tràm xã Tân Hòa Đông, nay thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Để phục vụ công cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam.
Cả hai nhà in Lý Tự Trọng và Huỳnh Văn Sâm hợp nhất tại Số 10 đường Học Lạc, phường 3, TP. Mỹ Tho gồm 24 cán bộ nhân viên, đổi tên thành Nhà In Tiền Giang, do ông Võ Quốc Thanh (tự Năm Quận) Trưởng Ban lãnh đạo và ông Lữ Thành Trung - Phó Ban lãnh đạo Nhà máy In Tiền Giang.
Đến ngày 20/12/1977, UBND tỉnh Tiền Giang có Quyết định số 1039/QĐ-UB do ông Huỳnh Văn Tường ký đổi tên Xí nghiệp In Tiền Giang và bổ nhiệm Ban Giám đốc như sau:
- Ông Lữ Thành Trung, Giám đốc
- Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc.
- Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc.
Có 64 cán bộ công nhân viên trực thuộc Ty Thông tin - Văn hóa.
Tháng 10/1983, Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang ra quyết định điều Xí nghiệp In về trực thuộc Ban Tài chánh quản lý và bổ nhiệm Ban Giám đốc mới gồm các ông:
- Ông Trần Năng Đạt, Giám đốc
- Ông Võ Văn Quận (Năm Thanh), Phó Giám đốc
- Ông Lê Huy Phách, Phó Giám đốc
- Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc.
Tháng 9/1989, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Dũng giữ chức vụ Giám đốc.
Trong 19 năm hoạt động của Xí nghiệp In chịu sự quản lý của Ban Tài chánh Tỉnh ủy Tiền Giang, Xí nghiệp In phát triển toàn diện, đứng hàng thứ 3 của 12 công ty, xí nghiệp ở 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2002, ỤBND tỉnh ra Quyết định chuyển Xí nghiệp In từ Văn phòng Tỉnh ủy về Sở Văn hóa - Thông tin và bổ nhiệm Ban Giám đốc gồm:
- Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc
- Ổng Võ Văn Quận (Năm Thanh), Phó Giám đốc
- Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc.
Thời điểm này 136 cán bộ công nhân viên là đỉnh cao của sự hình thành và phát triển của Xí nghiệp In Tiền Giang, hàng năm nộp ngân sách hon 1 tỷ đồng.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần. Xí nghiệp In là doanh nghiệp thứ 7 của Tiền Giang chuyển sang công ty cổ phần (lúc bấy giờ).
Ngày 11/1/2006, tiến hành họp cổ đông và bầu ra Hội đồng quản trị:
- Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng kiêm Giám đốc
- Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm Phó Giám đốc.
- Ông Ngô Văn Hòa, ủy viên kiêm Phó Giám đốc
- Bà Cẩm Vân, Trưởng Ban kiểm soát
- Bà Nguyễn Thị Chi Lang, Kế toán trưởng.
Vốn điều lệ 8 tỷ, nhà nước 51% do UBND tỉnh quản lý, sau 3 năm hoạt động theo công ty cổ phần, công ty lập dự án vay vốn xây dựng cơ sở vật chất và đổi mới thiết bị mới 100% nhập từ nước ngoài trong vòng 3 năm hoàn vốn vay 9,7 tỷ đồng.
Năm 2009, Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính ra Quyết định bán 51% vốn nhà nước giữ tại Công ty cổ phần In Tiền Giang, đến 27/7/2009 Công ty cổ phần In trở thành Công ty cổ phần tư nhân hóa.
Suốt chặng đường 60 NĂM từ ngày đầu thành lập được Đảng và Nhà nước khen thưởng các danh hiệu cao quý như:
- Huân chương Giải phóng hạng nhất.
- Huy chương Giải phóng hạng nhất
- Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng năm 1983
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 1988
- Huân chương Lao động hạng 3 của Chủ tịch nước tặng năm 1997
- Huân chương Lao động hạng 2 của Chủ tịch nước tặng năm 2002
- Chủ tịch nước truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang cho Liệt sĩ Trần Thị Gấm năm 2011 là công nhân của Nhà in Lý Tự Trọng đã hy sinh ngày 5/10/1966 tại xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, và rất nhiều Bằng khen của UBND tỉnh và các Bộ khác.../.